Thiết bị mã số mã vạch là một trong những thiết bị không thể thiếu trong các khu trung tâm thương mại, cửa hàng bán lẻ, nhà máy sản xuất, khu công nghiệp, … hiện nay. Trong đó, máy quét mã vạch là thiết bị được sử dụng nhiều với tần suất làm việc cao trong sản xuất, kiểm soát hàng hóa, theo dõi hàng tồn kho cho đến hỗ trợ các hoạt động trong lĩnh vực công nghệ. Trên thị trường hiện nay có nhiều loại máy quét mã vạch với nhiều thương hiệu, giá thành, tính năng sử dụng, … gây khó khăn cho việc lựa chọn của bạn. Chính vì vậy, để quyết định đầu tư có hiệu quả bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng để đưa ra lựa chọn phù hợp với nhu cầu và có được sự trải nghiệm như ý.
Bước đầu tiên để lựa chọn được loại máy quét mã vạch phù hợp là phải xác định rõ nhu cầu sử dụng và điều kiện làm việc:
- Loại mã vạch đang được sử dụng.
- Hình thức sử dụng máy quét mã vạch.
- Hệ điều hành và kết nối mạng không dây của máy quét mã vạch.
- Độ bền và môi trường sử dụng máy quét mã vạch.
- Phương thức kết nối máy quét mã vạch.
- Thương hiệu và nhà cung cấp uy tín.
Loại Mã Vạch Đang Được Sử Dụng
Hiện nay có 2 loại mã vạch là mã vạch 1D và mã vạch 2D.
Mã Vạch 1D – Mã Vạch Tuyến Tính
- Mã vạch 1D là mã vạch tuyến tính thông thường, được cấu tạo bởi các sọc đen trắng xếp sen kẽ lẫn nhau thành một hàng duy nhất, các thanh mã vạch tương tự như hàng rào. Mã vạch 1D được gọi là “mã vạch một chiều” bởi vì tất cả các dữ liệu được mã hóa trong chiều rộng ngang. Tăng nội dung dữ liệu chỉ có thể bằng cách tăng chiều rộng chuỗi mã vạch.
Mã Vạch 2D
- Mã vạch 2D có nghĩa là “mã vạch hai chiều” lưu dữ liệu trên cả chiều dọc lẫn chiều ngang, do đó các mã vạch 2D chứa được nhiều thông tin hơn mã vạch tuyến tính – mã vạch 1D. Nếu mã vạch thông thường (UPC/EAN) có thể lưu đến 30 con số mà thường phổ biến là 13 chữ số thì mã 2D có thể lưu ít nhất là 7.089 chữ số.
Để biết thêm chi tiết về mã vạch, tham khảo tại Link: Các Loại Mã Vạch Phổ Biến Và Ứng Dụng.
Dựa vào loại mã vạch đang được sử dụng là mã vạch 1D hay mã vạch 2D mà lựa chọn máy quét mã vạch phù hợp. Theo chức năng quét, có các loại máy quét mã vạch như sau:
- Máy quét mã vạch 1D – Máy quét mã vạch tuyến tính: có chức năng quét các loại mã vạch 1D.
- Máy quét mã vạch 2D: có chức năng quét các loại mã vạch 1D và mã vạch 2D.
- Máy quét mã vạch đa tia và máy quét mã vạch đa hướng: có chức năng quét các loại mã vạch 1D và mã vạch 2D.
Để biết thêm chi tiết các loại máy quét mã vạch, tham khảo tại Link: Phân Loại Máy Quét Mã Vạch Opticon
Hình Thức Sử Dụng Máy Quét Mã Vạch
Máy quét mã vạch Opticon hiện nay được chia thành 4 loại theo hình thức sử dụng như sau:
Máy Quét Mã Vạch Có Dây
Máy quét mã vạch có dây Opticon thường có 2 loại là máy quét 1D và máy quét 2D, hầu hết đi kèm với chân đế đứng và được sử dụng trong nhiều lĩnh vực như bán lẻ, bưu chính, vận tải, …
Máy Quét Mã Vạch Không Dây
Máy quét mã vạch không dây Opticon thường là máy quét mã vạch 2D. Loại máy quét này mang tính di dộng cao khi xử lý công việc. Tuy nhiên, máy quét không dây thường có giá thành cao hơn 1 chút và có thể xảy ra tình trạng thất lạc, mất mát.
Máy Quét Mã Vạch Di Động
Máy quét mã vạch di động Opticon có kiểu dáng thiết kế bên ngoài tương tự như điện thoại di động, là sự kết hợp của máy tính và máy quét trong cùng một thiết bị. Máy quét này là sự lựa chọn lý tưởng cho các ứng dụng đòi hỏi phải di động nhiều như quản lý hàng tồn kho, theo dõi tài sản, …
Máy Quét Mã Vạch Cố Định
Máy quét mã vạch cố định Opticon có thể quét được hầu hết các loại mã vạch với độ chính xác cao, được thiết kế nhỏ gọn, chắc chắn. Thường được sử dụng nhiều ở siêu thị, bán lẻ, … giúp cho việc thanh toán được nhanh chóng hơn. Với tốc độ quét nhanh, độ chính xác cao, dễ vận hành sử dụng, máy quét này là sự lựa chọn lý tưởng cho mô hình kinh doanh của bạn.
Tùy vào nhu cầu sử dụng và hình thức kinh doanh để chọn ra máy quét mã vạch phù hợp.
Hệ Điều Hành Và Kết Nối Mạng Không Dây Của Máy Quét Mã Vạch
Mỗi thiết bị máy quét mã vạch di động đều có một hệ điều hành riêng, không khác gì so với máy tính. Hệ điều hành là phần mềm kết nối phần cứng của thiết bị với các ứng dụng được cài trên đó. Có 3 hệ điều hành khác nhau như sau:
- DOS / Proprietary: Hệ điều hành này thường được cài trên các thiết bị máy quét mã vạch di động cơ bản. Không giống như các hệ điều hành khác, chúng thường chạy các phần mềm đặc biệt được cung cấp bởi các nhà sản xuất thiết bị và thường được viết trên ngôn ngữ lập trình Visual Basic C++. Các máy quét mã vạch như Opticon OPH-1005, OPH-3001 và OPH-5000i có thể dễ dàng sử dụng các ứng dụng mà bạn cấu hình trên máy tính PC để đưa vào sử dụng.
- Windows Mobile / Windows CE / Android: Windows là hệ điều hành cơ bản có khả năng linh hoạt và tương thích cho các thiết bị máy quét mã vạch di đông. Mặc dù bạn có thể viết các ứng dụng dành riêng cho nó nhưng hầu hết người dùng sẽ sử dụng các ứng dụng từ bên thứ ba. Các ứng dụng có sẵn trên hệ điều hành Windows bao gồm các ứng dụng nhưtheo dõi tồn kho, các điểm bán hàng, … Lưu ý rằng hệ điều hành Widowns trên các thiết bị này không giống như Vista hay Windows 7 mà nó được cài đặt để tương thích với thiết bị.Có vài điểm khác nhau giữa Windows CE và Windows Mobile. Windows Mobile là hệ điều hành phổ biển, nhiều ứng dụng và sử dụng WAN. Windows CE thì rẻ, ít ứng dụng có sẵn hơn và khuyến khích người dùng phát triển các ứng dụng của riêng họ. Trong cả 2 trường hợp, bạn sẽ phải xác định ứng dụng mà bạn muốn sử dụng tương thích với hệ điều hành nào trên thiết bị di động.
H-32: Windows CE H-22: Windows Mobile H-33: Android
- Palm OS: Trước khi có hệ điều hành Windows và các mạng không dây, Palm OS là một lựa chọn tốt. Vẫn còn một vài nhà sản xuất sử dụng Palm trên các thiết bị vì giá không mắc, các phần mềm sẽ được xem xét nếu bạn muốn sử dụng chúng. Nếu ứng dụng mà bạn cần tương thích với Palm OS thì đây là một hệ điều hành hiệu quả hơn so với các hệ điều hành khác.
Các kết nối mạng không dây của máy quét mã vạch di động như sau:
- Wifi: Đây là kết nối phổ biến cho các máy quét mã vạch di động với mạng không dây ở nhà bạn, miễn là thiết bị này nằm trong phạm vi hoạt động của mạng không dây, bạn có thể kết nối dễ dàng. Mặc dù bạn thường gọi là Wi-fi nhưng từ ngữ kỹ thuật của nó là 802.11 a/b/g/n. Các chữ cái khác nhau đại diện cho các tốc độ truyền dữ liệu khác nhau khi kết nối, một hoặc tất cả sẽ được sử dụng. Wifi là lựa chọn hoàn hảo cho các vị trí mà có cơ sở hạ tầng mạng như điểm truy cập và kết nối. Nhà kho, cửa hàng bán lẻ, bệnh viện có thể kết nối Wifi dễ dàng, cho phép trao đổi thông tin trong thời gian thực và truy cập thông tin.
- WAN: Wide Area Network (WAN) tương tự như các công nghệ mà bạn sử dụng trên di động. Thiết bị di động với khả năng truy cập WAN có thể cho phép bạn sử dụng mạng cũng như thực hiện cuộc gọi giống như điện thoại thông minh. Lợi thế của mạng WAN là bạn có thể sử dụng nó ở bất cứ đâu. Đối với tài xế, kết nối WAN cho phép bạn nhận nhiệm vụ bất cứ lúc nào, truy cập hướng dẫn, tài khoản khách hàng hay lịch trình …. và gửi yêu cầu về cho văn phòng khi đang ở ngoài. Kết nối WAN sẽ thay đổi cách thức hoạt động của doanh nghiệp và cải thiện khả năng trao đổi thông tin với khách hàng.
- Bluetooth: Bluetooth là công nghệ mạng không dây đặc biệt bởi vì nó không yêu cầu phần cứng mạng để hoạt động. Mục đích của nó là kết nối hai thiết bị như máy tính và máy in mà không cần sợi dây cáp. Miễn là hai thiết bị này đều có Bluetooth, chúng có thể kết nối một cách dễ dàng. Phạm vi hoạt động của Bluetooth giới hạn ở khoảng cách 33 ft nhưng không đòi hỏi nhiều thiết lập khi sử dụng.
- GPS: Xác định vi trí toàn cầu (Global Positioning System- GPS) không hoàn toàn giống với các mạng không dây khác bởi vì nó được sử dụng để xác định vị trí của thiết bị di động. Công nghệ này tương tự với hệ thống định vị trong xe hơi. Bạn không thể giao tiếp thông qua GPS nhưng khi kết hợp nó với mạng WAN, bạn có xác định được phương hướng, bản đồ, định vị tài sản. GPS có thể ít quan trọng nhất trong các mạng không dây đối với các doanh nghiệp nhưng sẽ cung cấp thêm cho bạn các ứng dụng tiện ích và cải thiện tính chính xác của ứng dụng này.
Độ Bền Và Môi Trường Sử Dụng Máy Quét Mã Vạch
Môi trường là một yếu tố khá quan trọng. Trong môi trường làm việc tốt, nhưng bảo quản máy quét mã vạch không tốt, thì điều chắc chắn là máy quét không thể sử dụng lâu dài. Hầu hết các máy quét mã vạch được thiết kế để sử dụng hàng ngày cho văn phòng hay môi trường bán lẻ. Nhưng nếu sử dụng máy quét trong một nhà kho, môi trường ngoài trời hoặc trong sản xuất công nghiệp, bạn sẽ cần xem xét những tiêu chuẩn độ bền như: chịu rơi rớt, va chạm mạnh, chống bụi …
Trong môi trường công nghiệp, điều quan trọng là thiết bị của bạn có thể chịu được những điều kiện khắc nghiệp mà chúng được sử dụng cho công việc hàng ngày. Máy quét mã vạch sẽ tiếp xúc bụi bẩn, nước hoặc va chạm rơi rớt xuống nền bê tông vì vậy bạn nên quan tâm và so sánh IP của từng thiết bị. Đánh giá IP giúp bạn phân loại mức độ bảo vệ thiết bị chống bụi, va chạm hay môi trường nước ẩm ướt. Kiểm tra độ chống sốc, độ rung của máy quét mã vạch công nghiệp trên bề mặt thép hay thả rơi trên bề mặt bê tông. (Để tìm hiểu thêm về khái niệm chỉ số IP, tham khảo tại Link: Chỉ Số IP Là Gì? )
Chỉ số IP bao gồm 2 chữ số:
- Chữ số đầu tiên – Bảo vệ khỏi vật rắn: chỉ thị mức độ bảo vệ của vỏ bọc khỏi sự thâm nhập vào các bộ phận dễ gây nguy hiểm (như, chất dẫn điện, bộ phận chuyển động) và sự thâm nhập của các vật thể rắn bên ngoài.
Cấp độ | Bảo vệ khỏi vật có kích thước | Tác dụng |
---|---|---|
0 | Không có bảo vệ khỏi tiếp xúc và thâm nhập của vật thể | |
1 | > 50 mm | Bề mặt lớn của vật thể như mu bàn tay, nhưng không có khả năng chống lại sự tiếp xúc với bộ phận cơ thể |
2 | > 12.5 mm | Ngón tay hoặc các vật thể tương tự |
3 | > 2.5 mm | Thiết bị, dây dày, … |
4 | > 1 mm | Phần lớn dây, ốc vít, … |
5 | Ngăn bụi | Không bảo vệ hoàn toàn khỏi sự thâm nhập của bụi, nhưng sẽ không bị thâm nhập với số lượng đủ lớn để ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của thiết bị; bảo vệ hoàn toàn khỏi tiếp xúc |
6 | Chống bụi | Không cho bụi thâm nhập; hoàn toàn bảo vệ khỏi tiếp xúc |
- Chữ số thứ hai – Bảo vệ khỏi chất lỏng: chỉ thị mức độ bảo vệ của vỏ bọc khỏi sự thâm nhập nguy hiểm của nước.
Cấp độ | Bảo vệ khỏi | Được kiểm nghiệm đối với | Chi tiết |
---|---|---|---|
0 | Không được bảo vệ | ||
1 | Nước nhỏ giọt | Nước nhỏ giọt (thẳng đứng) sẽ không có tác động nguy hiểm. | Thời gian kiểm nghiệm: 10 phút
Tương đương với mưa rơi 1 mm mỗi phút |
2 | Nước nhỏ giọt khi nghiêng tới 15° | Nước nhỏ giọt thẳng đứng sẽ không có tác động nguy hiểm khi vỏ bọc đặt nghiêng một góc tối đa 15° từ vị trí bình thường. | Thời gian kiểm nghiệm: 10 phút
Tương đương với mưa rơi 3 mm mỗi phút |
3 | Tia nước | Nước rơi thành tia ở góc tối đa 60° từ vị trí thẳng đứng sẽ không có tác động nguy hiểm. | Thời gian kiểm nghiệm: 5 phút
Lượng nước: 0.7 lít mỗi phút |
4 | Tạt nước | Nước được tạt vào vỏ bọc từ bất kỳ hướng nào sẽ không có tác động nguy hiểm. | Thời gian kiểm nghiệm: 5 phút
Lượng nước: 10 lít mỗi phút |
5 | Phun nước | Nước được phun từ vòi (6,3 mm) vào vỏ bọc từ bất kỳ hướng nào sẽ không có tác động nguy hiểm. | Thời gian kiểm nghiệm: tối thiểu 3 phút
Lượng nước: 12.5 lít mỗi phút |
6 | Phun nước mạnh | Nước được phun mạnh từ vòi (vòi 12,5 mm) vào vỏ bọc từ bất kỳ hướng nào sẽ không có tác động nguy hiểm. | Thời gian kiểm nghiệm: tối thiểu 3 phút
Lượng nước: 100 lít mỗi phút |
6K | Phun nước mạnh với áp lực tăng dần | Nước được phun mạnh từ vòi (vòi 6,3 mm) vào vỏ bọc từ bất kỳ hướng nào, với áp lực tăng dần, sẽ không có tác động nguy hiểm. | Thời giam kiểm nghiệm: tối thiểu 3 phút
Lượng nước: 75 lít mỗi phút |
7 | Ngâm trong nước sâu tới 1 m | Nước không thể thâm nhập với lượng nguy hiểm khi vỏ bọc được ngâm vào nước với điều kiện áp lực và thời gian quy định (sâu tối đa 1 m). | Thời gian kiểm nghiệm: 30 phút
Điểm ngâm thấp nhất của vỏ bọc có chiều cao dưới 850 mm là 1000 mm dưới mực nước, điểm cao nhất của vỏ bọc có chiều cao từ 850 mm trở lên là 150 mm dưới mực nước |
8 | Ngâm sâu hơn 1 m | Thiết bị phù hợp với việc ngâm liên tục trong nước dưới điều kiện do nhà sản xuất đặt ra. Tuy nhiên, với một số loại thiết bị cụ thể, điều này có thể có nghĩa là nước có khả năng xâm nhập nhưng không gây hại. |
Thời gian kiểm nghiệm: ngâm liên tục trong nước Độ sâu do nhà sản xuất chỉ định, thường tối đa 3 m |
9K | Phun nước mạnh với nhiệt độ cao | Bảo vệ khỏi áp lực cao, nhiệt độ cao ở khoảng cách gần từ trên xuống. |
Nếu làm việc trong môi trường có nhiệt độ khắc nghiệt, bạn sẽ cần phải xem xét hoạt động của máy quét mã vạch. Cần chú ý đến các nhiệt độ hoạt động, lưu trữ và nhiệt độ khi sạc pin. Ví dụ nếu bạn có các thiết bị sử dụng tại xưởng hoặc nhà máy bị ảnh hưởng của bụi bặm, bạn có thể tìm kiếm một giải pháp IP54. Đối với khu vực sản xuất sẽ được vệ sinh, phun rửa vào cuối mỗi ca, bạn nên tìm kiếm một giải pháp bảo vệ IP65 để giảm tác động tới hoạt động, độ bền ở mức tối thiểu.
Một số dòng máy quét mã vạch Opticon có chỉ số IP phù hợp với môi trường công nghiệp:
H-22: IP 65 NLV-3101: IP 65
Phương Thức Kết Nối Máy Quét Mã Vạch
Đầu tiên bạn cần phải kiểm tra các cổng kết nối của máy tính. Máy tính phải có cổng tương thích cần thiết để đính kèm các máy quét mã vạch. Có 3 loại cổng kết nối mà máy quét mã vạch thường sử dụng là: Cổng Keyboard, Cổng RS-232 – COM và Cổng USB. Để biết thêm chi tiết về các loại cổng kết nối của máy quét mã vạch, tham khảo tại Link: Phân Loại Máy Quét Mã Vạch Opticon
Thương Hiệu Và Nhà Cung Cấp Uy Tín
Với sự đa dạng máy quét mã vạch ngày nay trên thị trường, cho bạn rất nhiều sự lựa chọn. Điều quan trọng là tìm ra thiết bị nào phù hợp với nhu cầu của mình. Nên mua máy quét mã vạch từ một nhà cung cấp chính hãng, có sự hiểu biết cặn kẽ về thiết bị mã vạch và có hỗ trợ cho khách hàng để khi có sự cố sẽ dễ dàng xử lý.
Máy quét mã vạch Opticon
Tất cả các sản phẩm của OPTICON đều phải trải qua quá trình chế tạo được kiểm soát chặt chẽ từ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ đầu vào, trong quá trình sản xuất cũng như kiểm tra nghiêm ngặt khi xuất kho đảm bảo chất lượng đồng đều trên cả loạt chi tiết được giao đến tay khách hàng
Mọi sản phẩm của chúng tôi đều được kiểm định và đánh giá theo các tiêu chuẩn chất lượng của châu Âu và Nhật Bản.
Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 và 14000 được áp dụng trong toàn nhà máy Ashibetsu tại Nhật Bản là một lời cam kết với khách hàng về chất lượng sản phẩm, cũng như sự thân thiện với môi trường.
OPTICON tự hào đã và đang là đối tác tin cậy của các công ty hàng đầu trong lĩnh vực khách nhau như KLM, Air France, Toshiba, IBM, Panasonic, Fujitsu, Yamaha, Casio, Sharp…
OPTICON sở hữu các dòng máy quét mã vạch có thiết kế phong phú, từ các máy quét hạng nhẹ đến đầu đọc cầm tay, thiết bị đầu cuối hay các máy quét sử dụng trong ngành công nghiệp sản xuất hoạt động với hiệu suất cao và an toàn , đem lại nhiều tiện ích cho người dùng.
Mỗi lĩnh vực kinh doanh sẽ cần một loại máy đọc mã vạch tương ứng. Vì vậy lựa chọn máy đọc mã vạch phù hợp với ngành nghề và mục đích sử dụng mới có thể phát huy tối đa chức năng của máy, đồng thời hỗ trợ công việc một cách hiệu quả nhất.
OPTICON sở hữu các dòng máy quét mã vạch có thiết kế phong phú, từ các máy quét hạng nhẹ đến đầu đọc cầm tay, thiết bị đầu cuối hay các máy quét sử dụng trong ngành công nghiệp sản xuất hoạt động với hiệu suất cao và an toàn, đem lại nhiều tiện ích cho người dùng.
OPTICON là một trong những công ty đầu tiên trên thế giới chuyên sản xuất các máy quét mã vạch chất lượng cao cho thị trường quốc tế. Nhờ có bề dày lịch sử phát triển hơn 40 năm, các loại máy quét mã vạch của OPTICON được tin dùng tại hơn 65 quốc gia thông qua các văn phòng đại diện tại 13 nước.
=====================================================
Để được tư vấn chi tiết về giải pháp toàn diện xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH OPTICON VIỆT NAM
Lầu 3, số 04 Nguyễn Đình Chiểu, Phường Đakao, Quận 1, TP. HCM
Tel: 028 222 88 262
Mail: sales.vn@opticon.com
Kênh truyền thông