Ngày nay công nghệ nhận dạng tự động ngày càng phát triển và đem lại hiệu quả ứng dụng cao.  Mã vạch là một trong các công nghệ nhận dạng và thu thập dữ liệu tự động dựa trên việc ấn định một mã số (hoặc chữ số) cho đối tượng cần phân định và thể hiện mã đó dưới dạng mã vạch để thiết bị hoặc máy quét có thể đọc được.

Vậy để hiểu rõ mã vạch là gì và mã vạch được phát minh như thế nào, hãy cùng tìm hiểu qua bài dưới đây nhé.

Mã Vạch Là Gì ?

Mã vạch là một dãy các vạch và khoảng trống song song xen kẽ được sắp xếp theo một qui tắc mã hóa nhất định để thể hiện mã số (hoặc các dữ liệu gồm cả chữ và số) dưới dạng máy quét có thể đọc được. Ban đầu thì mã vạch lưu trữ dữ liệu theo chiều rộng bằng các vạch trắng đen song song (mã 1D), nhưng ngày nay chúng được in thành nhiều dạng 1D, 2D, QR, …

Mã số mã vạch (MSMV) là một trong các công nghệ nhận dạng và thu thập dữ liệu tự động các đối tượng là sản phẩm, dịch vụ, tổ chức hoặc địa điểm … dựa trên việc ấn định một mã số (hoặc chữ số) cho đối tượng cần phân định và thể hiện mã đó dưới dạng mã vạch để thiết bị hoặc máy quét có thể đọc được.

Mã vạch được phân chia thành hai loại, đó là mã vạch 1Dmã vạch 2D. Tham khảo thêm về các loại mã vạch tại Link sau: Các Loại Mã Vạch Phổ Biến Và Ứng Dụng

Mã Vạch 1D

Mã Vạch 2D

Các Tính Năng Nổi Bật Của Mã Vạch

  • Hiệu suất: Nhận dạng tự động thay thế ghi chép bằng tay nên giúp giảm nhân công, tiết kiệm thời gian, dẫn đến tăng hiệu suất công việc.
  • Chính xác: Với cấu trúc được tiêu chuẩn hóa, an toàn và đơn giản, Mã số mã vạch cho phép nhận dạng chính xác vật phẩm và dịch vụ, thay thế khâu “nhập” và “truy cập” dữ liệu bằng tay, do đó cho “kết quả” chính xác, không nhầm lẫn.
  • Thông tin nhanh: Mã số mã vạch giúp thu thập và cung cấp thông tin nhanh, giúp cho các nhà kinh doanh và quản lý có thể có những quyết định đúng đắn và kịp thời trong hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý.
  • Thỏa mãn khách hàng: Do tính hiệu suất, chính xác, thông tin nhah, Mã số mã vạch giúp đáp ứng khách hàng về mặt thời gian, số lượng hàng, chủng loại, về chất lượng hàng và dịch vụ, tính tiền nhanh và chính xác, hướng dẫn lựa chọn hàng hóa vào dịch vụ theo yêu cầu.

Bên cạnh đó, công nghệ mã vạch còn là vũ khí cạnh tranh hữu hiệu trong kinh doanh, nâng cao lợi ích kinh tế và uy tín thương mại của Doanh nghiệp vì:

  • Mã vạch EAN (tham khảo tại Link: Các Loại Mã Vạch Phổ Biến Và Ứng Dụng Cấu Tạo Của Một Số Mã Vạch Đơn Giản) được chấp nhận ở mọi điểm trong “Chuỗi cung ứng” quốc tế và trong mỗi quốc gia thành viên.
  • Trong dịch vụ trao đổi thông tin điện tử, mã vạch là ngôn ngữ quốc tế để soạn thảo các gói tin (mesages) về đơn hàng, vận chuyển, thanh toán, nghiên cứu thị trường, đối tác, khiếu nại … Đây là điều kiện không thể thiếu được và là một thách thức với các bên tham gia vào thương mại điện tử toàn cầu.
  • Do đáp ứng được yêu cầu khách hàng, mã vạch có thể tạo điều kiện mở rộng thị phần, tham gia vào thị trường quốc tế và đẩy mạnh kinh doanh xuất nhập khẩu

Ngoài ra, mã vạch cũng là công cụ hữu ích trong việc quản lý hoạt động nội bộ của doanh nghiệp như: theo dõi và điều hành quá trình xuất nhập nguyên vật liệu, quản lý kho, quản lý nhân sự, quản lý vốn kinh doanh…

Lịch Sử Phát Triển Của Mã Vạch

Các mã vạch bắt đầu trở nên phổ biến bắt nguồn từ một vấn đề cơ bản: Các ngành công nghiệp rất cần đọc dữ liệu một cách nhanh chóng.

  • Việc nghiên cứu phát minh ra mã vạch bắt đầu từ nước Mỹ. Ý tưởng về mã vạch được phát triển bởi Norman Joseph Woodland và Bernard Silver. Họ đã được cấp bằng sáng chế vào năm 1952 cho ký hiệu “mắt bò” (một loại ký hiệu được tạo thành bởi một loạt các vòng tròn đồng tâm) cho phép đọc được từ bất kỳ hướng nào. Mục tiêu của “mắt bò” nhằm vào các cửa hàng tạp hóa, nhưng công nghệ cần thiết để đọc được nó thì vẫn còn bế tắc. Mặc dù các nhà phát minh đã có thể định nghĩa được những dòng kẻ trên mã vạch nhưng họ lại không thể tạo ra một máy quét có thể làm như vậy. Vì vậy, “phát minh” này đã bị xếp xó, không được áp dụng trong thực tế.
  • Vào năm 1959, ngành đường sắt phát triển mạnh, có nhu cầu xác định nhanh chóng chủ sở hữu của xe lửa khi nó đi qua ga. Vì vậy các nhà quản lý phát triển và nghiên cứu đường sắt đã tập hợp nhau lại để quyết định cách tìm ra cách để lấy được dữ liệu về chủ sở hữu và số hiệu của mỗi chiếc xe lửa đi qua. David Collins và Chris Kapsambelis của Sylvania đã từng bước giải quyết thách thức.
  • Năm 1962, họ đặt tên cho hệ thống của họ là KarTrak (Về tên gọi, ít nhất là nó cũng ảnh hưởng tới hệ thống thu thập dữ liệu từ những chuyến xe, ví dụ như là Fastrak). Thiết lập cho hệ thống gồm có: Một đèn Xenon ánh sáng trắng sẽ tiếp xúc với màu đỏ, trắng và xanh phản chiếu từ chiếc băng được dán ngang vào mặt bên của đường sắt. Một cảm biến sẽ thu thập dữ liệu bằng cách đo độ rộng của mỗi thanh đi qua. Chỉ năm năm sau phát minh này, tất cả các chuyến tàu của Bắc Mỹ đều có hệ thống này. Thật không may là nó đã bị ngưng phát triển một cách nhanh chóng vì chi phí của việc duy trì đèn Xenon và đào tạo nhân viên đường sắt trên cả một đất nước là quá tốn kém.
  • Vấn đề cho các ngành công nghiệp khác thì đơn giản hơn. Năm 1967, hệ thống “mắt bò” phát triển độc lập cho các điểm bán hàng đã được sử dụng bởi Kroger ở Cincinnati và sau đó là bởi Migros ở Thụy Sĩ. Nó không chỉ giúp cho việc quét giá của các sản phẩm nhanh chóng hơn mà mã vạch cũng đã nói với các nhà bán lẻ về thời gian mà những sản phẩm này được phân phối. Nhưng một lần nữa, các công nghệ quét vẫn còn một chút trở ngại.
  • Collins và công ty của ông không thể tìm thấy những gì họ cần để đọc được các dòng kẻ mà họ đã phát minh ra. Điều khiến cho công nghệ này tốt hơn chính là việc sử dụng tia laser. Các tia laser helium-neon là giải pháp hoàn hảo cho mã vạch. Nó thật nhanh chóng, chính xác và mạnh mẽ. Thành công lớn đầu tiên của Collins là khi General Motors sử dụng hệ thống của ông để xác định động cơ và trục xe trên dây chuyền lắp ráp. Các dòng kẻ có chứa các bộ mã gặp ít trục trặc hơn. Chi phí cho việc này cũng thực sự rẻ để dán vào một sản phẩm. Bởi vì sản xuất nhanh chóng và hiệu quả là một lợi ích trong kinh doanh nên mã vạch đã giải quyêt một vấn đề lớn. Các công ty xe hơi cạnh tranh cũng có nhu cầu cho hệ thống này, Hiệp hội quốc gia về chuỗi thực phẩm cũng đã chính thức công bố các mã sản phẩm phổ thông (Universal Product Code).
  • Năm 1970, Uỷ ban thực phẩm Mỹ là cơ quan đầu tiên ứng dụng vào bán hàng hoá thực phẩm đã đưa máy quét và máy thu tiền kết hợp.
  • Năm 1972, cửa hàng Kroger ở Cincinnati thử nghiệm việc sử dụng đầu đọc mã vạch điểm đen, với sự trợ giúp của RCA.
  • Năm 1973, Hiệp hội công nghiệp tạp hoá thực phẩm Mỹ thống nhật thành lập hiệp hội UCC (Uniform Code Council) bao gồm hệ thống các nhà quản lý mã số – mã vạch của các cơ sở sản xuất, kinh doanh và quản lý thông tin.
  • Năm 1974, các nhà sản xuất và cung cấp của 12 nước châu Âu đã thành lập một hội đồng đặc biệt để nghiên cứu khả năng áp dụng hệ thống mã số vật phẩm tiêu chuẩn và thống nhất cho châu Âu, tương tự như UPC của Mỹ.
  • Tháng 2/1977, Hội EAN chính thức được thành lập.
  • Từ năm 2005, EAN International đã đổi tên thành GS1.

Mỗi lĩnh vực kinh doanh sẽ cần một loại máy đọc mã vạch tương ứng. Vì vậy lựa chọn máy đọc mã vạch phù hợp với ngành nghề và mục đích sử dụng mới có thể phát huy tối đa chức năng của máy, đồng thời hỗ trợ công việc một cách hiệu quả nhất.

OPTICON sở hữu các dòng máy quét mã vạch có thiết kế phong phú, từ các máy quét hạng nhẹ đến đầu đọc cầm tay, thiết bị đầu cuối hay các máy quét sử dụng trong ngành công nghiệp sản xuất hoạt động với hiệu suất cao và an toàn, đem lại nhiều tiện ích cho người dùng.

OPTICON là một trong những công ty đầu tiên trên thế giới chuyên sản xuất các máy quét mã vạch chất lượng cao cho thị trường quốc tế. Nhờ có bề dày lịch sử phát triển hơn 40 năm, các loại máy quét mã vạch của OPTICON được tin dùng tại hơn 65 quốc gia thông qua các văn phòng đại diện tại 13 nước.

=====================================================

Để được tư vấn chi tiết về giải pháp toàn diện xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH OPTICON VIỆT NAM

Lầu 3, số 04 Nguyễn Đình Chiểu, Phường Đakao, Quận 1, TP. HCM

Tel: 028 222 88 262

Mail: sales.vn@opticon.com