Ngày nay công nghệ nhận dạng tự động ngày càng phát triển và đem lại hiệu quả ứng dụng cao.  Mã vạch là một trong các công nghệ nhận dạng và thu thập dữ liệu tự động dựa trên việc ấn định một mã số (hoặc chữ số) cho đối tượng cần phân định và thể hiện mã đó dưới dạng mã vạch để thiết bị hoặc máy quét có thể đọc được.

Những năm gần đây, mã vạch được ứng dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp bán lẻ cũng như siêu thị lớn và các chuỗi cửa hàng, với mục đích giảm chi phí, tăng hiệu quả và năng suất lao động. Với những ưu điểm đó thì việc áp dụng công nghệ mã vạch là một hướng đi mới cho các doanh nghiệp hiện nay.

Giới Thiệu Lịch Sử Phát Triển Và Phân Loại Mã Vạch

Lịch Sử Phát Triển

  • Việc nghiên cứu phát minh ra mã vạch bắt đầu từ nước Mỹ. Ý tưởng về mã vạch được phát triển bởi Norman Joseph Woodland và Bernard Silver.
  • Thiết bị đọc mã vạch đầu tiên được thiết kế và xây dựng bởi Woodland (khi đó đang làm việc cho IBM) và Silver năm 1952. Thiết bị này đã không được áp dụng trong thực tế.
  • Năm 1970, Uỷ ban thực phẩm Mỹ là cơ quan đầu tiên ứng dụng vào bán hàng hoá thực phẩm đã đưa máy quét và máy thu tiền kết hợp.
  • Năm 1972, cửa hàng Kroger ở Cincinnati thử nghiệm việc sử dụng đầu đọc mã vạch điểm đen, với sự trợ giúp của RCA.
  • Năm 1973, Hiệp hội công nghiệp tạp hoá thực phẩm Mỹ thống nhật thành lập hiệp hội UCC (Uniform Code Council) bao gồm hệ thống các nhà quản lý mã số – mã vạch của các cơ sở sản xuất, kinh doanh và quản lý thông tin.
  • Năm 1974, các nhà sản xuất và cung cấp của 12 nước châu Âu đã thành lập một hội đồng đặc biệt để nghiên cứu khả năng áp dụng hệ thống mã số vật phẩm tiêu chuẩn và thống nhất cho châu Âu, tương tự như UPC của Mỹ.
  • Tháng 2.1977, Hội EAN chính thức được thành lập.
  • Từ năm 2005, EAN International đã đổi tên thành GS1.

 

Phân Loại Mã Vạch

Mã vạch được chia thành hai loại:

  • Mã Vạch 1D – Mã Vạch Tuyến Tính
  • Mã Vạch 2D

Mã Vạch 1D

Khái Niệm

Mã vạch 1D là mã vạch tuyến tính thông thường, được cấu tạo bởi các sọc đen trắng xếp sen kẽ lẫn nhau thành một hàng duy nhất, các thanh mã vạch tương tự như hàng rào. Mã vạch 1D được gọi là “mã vạch một chiều” bởi vì tất cả các dữ liệu được mã hóa trong chiều rộng ngang. Tăng nội dung dữ liệu chỉ có thể bằng cách tăng chiều rộng chuỗi mã vạch.

Một Số Loại Mã Vạch 1D Hiện Nay

  • Mã Code 39: có dung lượng không giới hạn, có thể mã hóa được các chữ hoa, số 0-9 và một vài kí tự đặc biệt khác.
  • Mã Interleaved 2 of 5: là một lọai mã vạch chỉ mã hóa ký số chứ không mã hóa ký tự. Ưu điểm của Interleaved 2 of 5 là nó có độ dài có thể thay đổi được và được nén cao nên có thể lưu trữ được nhiều lượng thông tin hơn. Như cùng 1 tỷ lệ, khi lưu 20 ký số vào trong Interleaved 2 of 5, được 1 mã vạch nhỏ gọn bằng 1/2 so với khi lưu 20 ký số vào trong Code 39.
  • Mã Codabar: là một loại mã vạch riêng biệt, có thể mã hóa được 16 ký tự khác nhau, các ký tự đầu tiên và cuối cùng là một trong các ký tự A, B, C, D, thường được sử dụng trong thư viện, ngân hàng máu, thư tín chuyển phát nhanh trong nước và xử lý thông tin.
  • Mã Code 128: tương tự mã code 39 nhưng mã hóa được nhiều kí tự hơn gồm các ký tự số 0-9, ký tự a-z (hoa và thường) và tất cả các ký tự biểu tượng chuẩn ASCII và cả mã điều khiển. Và được chia thành 3 loại là A, B và C. Code 128A bao gồm các ký tự chuẩn ASCII, số, chữ hoa, chữ thường và mã điều khiển. Code 128B bao gồm các ký tự chuẩn ASCII, chữ số, chữ hoa và thường. Code 128C nén 2 ký số trong một ký tự mã hóa, cung cấp một dạng mã hóa nén tốt nhất.
  • Mã UPC (Universal Product Code): thuộc quyền quản lý của Hội đồng mã thống nhất Mỹ UCC (Uniform Code Council, Inc.), được sử dụng từ năm 1970 và hiện nay vẫn đang được sử dụng ở Mỹ và Canada. Hiện nay, mã UPC có nhiều phiên bản khác nhau như UPC-A, UPC-B, UPC-C, UPC-D và UPC-E trong đó UPC-A được coi như phiên bản chuẩn của UPC, các phiên bản còn lại được phát triển theo những  yêu cầu đặc biệt của ngành công nghiệp.
  • Mã EAN (European Article Number): được thiết lập bởi 12 nước châu Âu với tên gọi ban đầu là Hội EAN (European Article Numbering Association), được sử dụng từ năm 1974 ở châu Âu và sau đó phát triển nhanh chóng, áp dụng ở hầu hết các nước trên thế giới. Năm 1977, EAN trở thành tổ chức quốc tế với tên gọi EAN quốc tế (EAN International). Mã EAN hiện nay gồm có 2 phiên bản là EAN-8 (gồm 8 chữ số) và EAN-13 (gồm 13 chữ số). Mã EAN được sử dụng rộng rãi trong giới thương mại, nhất là các sản phẩm tiêu dùng.

Bạn có thể tham khảo thêm về Mã UPC và Mã EAN bằng cách truy cập Link sau: Cấu Tạo Của Một Số Mã Vạch Đơn Giản

Một Số Ứng Dụng Của Mã Vạch 1D

Loại mã vạch Ngành nghề sử dụng Lý do
UPC – Công nghệ thực phẩm

– Ngành bán lẻ

– Sử dụng ở Bắc Mỹ và Canada

– Cần mã số, không cần chữ

– Mật độ cao, đáng tin cậy

– Cần mã kiểm lỗi

EAN – Công nghiệp thực phẩm

– Ngành bán lẻ

– Sử dụng cho các nước không thuộc khu vực Bắc Mỹ

– Cần mã số, không cần chữ

– Mật độ cao, đáng tin cậy

– Cần mã kiểm lỗi

Code 39 – Bộ Quốc Phòng

– Ngành y tế

– Công nghiệp nhôm

– Các nhà xuất bản sách định kỳ

– Các cơ quan hành chính

– Cần mã hóa cả chữ và số

– Dễ in

– Rất an toàn, không có mã kiểm lỗi

Interleaved 2 of 5 – Phân phối, lưu kho

– Các sản phẩm không phải là thực phẩm

– Ngành sản xuất, ngành bán lẻ

– Vận tải, vận chuyển container

– Dễ in

– Kích thước nhỏ gọn

Codabar – Ngân hàng máu

– Thư viện

– Thư tín chuyển phát nhanh trong nước

– Công nghiệp xử lý phim ảnh

– Rất an toàn
Code 128 – Công nghiệp chế tạo

– Vận tải, vận chuyển container

– Cần dung lượng 128 ký tự

Mã Vạch 2D

Khái Niệm

Mã vạch 2D có nghĩa là “mã vạch hai chiều” lưu dữ liệu trên cả chiều dọc lẫn chiều ngang, do đó các mã vạch 2D chứa được nhiều thông tin hơn mã vạch tuyến tính – mã vạch 1D. Nếu mã vạch thông thường (UPC/EAN) có thể lưu đến 30 con số mà thường phổ biến là 13 chữ số thì mã 2D có thể lưu ít nhất là 7.089 chữ số. Chỉ cần kích thước 1/10 của mã vạch 1D, mã vạch 2D có thể lưu cùng lượng thông tin.

Phân Loại Mã Vạch 2D

Mã vạch 2D được phân thành hai loại như sau:

  • Mã xếp chồng: Code 16K, Code 49, PDF-41, Coden 16K, PDF-417, …
  • Mã ma trận (Matrix Codes): Data Matrix, Maxicode, Softstrip, Vericode, QR code, …

Loại mã 2D phổ biến và được sử dụng nhiều nhất hiện nay là QR code (Quick Response), vì mã này có thể được giải mã ở tốc độ cao. QR Code là sáng chế của Denso-Wave, một công ty con của Toyota Group – Nhật Bản, vào năm 1994, để theo dõi, quản lý linh kiện trong ngành sản xuất ô tô và đã nhanh chóng phát triển, được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực.

Một Số Mã QR Code hiện nay

QR Code model 1 và model 2

Mode 1 là QR Code đầu tiên có khả năng mã hóa 1.167 ký số; Model 2 là cải tiến để có thể đọc được trơn tru hơn ngay cả khi bị biến dạng, mã hóa được 7.089 ký số.

Micro QR Code

Chỉ cần một ô vuông định vị nên có thể in trên không gian nhỏ hơn nhiều so với QR code.

 

iQR Code

Có kích thước rất linh động, có thể in dạng chữ nhật, dạng vòng, trắng đen hay những kiểm chấm điểm nên có thể ứng dụng trong nhiều lĩnh vực.

SQRC

Là loại QR code có tính năng hạn chế đọc, có thể dùng để lưu thông tin riêng, quản lý thông tin nội bộ công ty và thông tin tương tự.

LogoQ

Là loại QR code mới với những tính năng nhận biết thị giác mạnh hơn bằng cách kết hợp ký tự, hình ảnh với màu sắc phong phú.

QR Code có kích thước càng lớn thì càng dễ quét nhưng nếu kích thước nhỏ thì vẫn chấp nhận được. Hầu hết thiết bị đọc được QR Code có thể “hiểu được” hình ảnh cỡ ¼ danh thiếp, nếu nhỏ hơn thì chất lượng ảnh phải cao. Đặc biệt máy quét mã vạch Opticon có thể đọc được các mã 2D có kích thước siêu nhỏ.

Những định dạng có thể lưu lại khi tạo QR Code là HTML, PNG, Tiff, SVG, EPS; đặc biệt định dạng PNG cho phép thay đổi kích thước QR Code dễ dàng nên rất thuận tiện cho việc thiết kế và bố trí QR Code.

Phương Pháp Tạo QR Code

Hiện tại có rất nhiều ứng dụng để tạo QR code hoàn toàn miễn phí. Chỉ cần gõ từ khóa “QR code generator” trên công cụ tìm kiếm bạn sẽ tìm được rất nhiều công cụ trực tuyến giúp tạo mã QR. Bạn có thể tham khảo những công cụ đáng tin cậy như: Kaywa, Qurify hay Delivr. Có thể sáng tạo hơn cho mã QR với màu sắc cùng các tùy chọn tại Kerem Erkan hoặc QRStuff. Dịch vụ rút ngắn liên kết Goo.gl của Google (Google URL Shortener) cũng hỗ trợ tạo mã QR từ một liên kết web.

QR code vốn xuất xứ từ Nhật nên cực kỳ phổ biến ở đây và sau đó là toàn thế giới. Giờ đây bạn có thể thấy QR code trên bao bì, biển quảng cáo, màn hình hiển thị các cửa hàng, email, website, … Phạm vi sử dụng của QR code rất lớn, đặc biệt là trong lĩnh vực tiếp thị, quảng cáo sản phẩm, thương hiệu, dịch vụ, …

Một Số Ứng Dụng Của QR Code

Mã vạch 2D có những tính năng độc đáo và nổi trội hơn hẳn so với mã vạch 1D. Ma vạch 2D thường được sử dụng trên các món hàng nhỏ mà mã vạch 1D quá lớn so với chúng. Mã vạch 2D cho phép mã hóa một lượng lớn thông tin trong một diện tích nhỏ hẹp, lượng thông tin lưu trong cùng một ký hiệu mã vạch 2D có thể coi như là một file nhỏ gọn (PDF – Portable Data File). Và khi sử dụng mã vạch 2D, máy in không đòi hỏi in ở độ phân giải cao mà có thể in ở độ phân giải thấp vì trong mã vạch 2D, các mảng điểm (pixel) hoặc các vạch (bar) rất lớn, điều này cho phép quét mã vạch 2D ở khoảng cách xa lên đến 15m.

  • Ngành bán lẻ: Kiểm kê hàng hóa, xuất/ nhập/ tồn kho, thông tin sản phẩm, xuất xứ, giá cả, thanh toán, …
  • Tại các buổi triển lãm, hội thảo, sự kiện: Sử dụng QR Code để check-in, check-out, có thể quét mã QR Code để biết được thông tin về sản phẩm trưng bày, sản phẩm bày bán, ….
  • Quét mã QR Code tại các bến xe buýt, xe lửa, tàu điện để biết thêm thông tin về các chuyến xe.
  • Quản lý khách hàng bằng thẻ khách hàng thân thiết, thẻ VIP, … , quản lý tài sản theo mã vạch.
  • QR Code có thể được dùng để lưu trữ URL tự động kết nối trình duyệt web; lưu trữ thông tin cá nhân của người dùng được in trên Name Card; lưu trữ thông tin thương hiệu trên các ấn phẩm, bảng hiệu, …
  • Đặc biệt, QR Code còn được ứng dụng vào marketing. Ngày nay số lượng người sử dụng điện thoại thông minh là rất cao, do đó việc áp dụng QR Code vào marketing chính là sự lựa chọn tiến bộ và đón đầu công nghệ. Hiện tại các phần mềm ứng dụng cho phép người dùng tự tạo ra các QR Code đơn giản với 2 màu đen và trắng. Tuy nhiên để thu hút và tạo sự khác biệt, cần phải sáng tạo các mẫu QR Code độc đáo, ấn tượng để thu hút khách hàng muốn xem nội dung của những mã QR Code này.

Bạn có thể tham khảo thêm về QR Code bằng cách truy cập Link sau: Những Điều Thú Vị Về QR Code Và Ứng Dụng Thực Tế

Mỗi lĩnh vực kinh doanh sẽ cần một loại máy đọc mã vạch tương ứng. Vì vậy lựa chọn máy đọc mã vạch phù hợp với ngành nghề và mục đích sử dụng mới có thể phát huy tối đa chức năng của máy, đồng thời hỗ trợ công việc một cách hiệu quả nhất.

OPTICON sở hữu các dòng máy quét mã vạch có thiết kế phong phú, từ các máy quét hạng nhẹ đến đầu đọc cầm tay, thiết bị đầu cuối hay các máy quét sử dụng trong ngành công nghiệp sản xuất hoạt động với hiệu suất cao và an toàn, đem lại nhiều tiện ích cho người dùng.

OPTICON là một trong những công ty đầu tiên trên thế giới chuyên sản xuất các máy quét mã vạch chất lượng cao cho thị trường quốc tế. Nhờ có bề dày lịch sử phát triển hơn 40 năm, các loại máy quét mã vạch của OPTICON được tin dùng tại hơn 65 quốc gia thông qua các văn phòng đại diện tại 13 nước.

=====================================================

Để được tư vấn chi tiết về giải pháp toàn diện xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH OPTICON VIỆT NAM

Lầu 3, số 04 Nguyễn Đình Chiểu, Phường Đakao, Quận 1, TP. HCM

Tel: 028 222 88 262

Mail: sales.vn@opticon.com