​Chương trình quản lý thịt heo sạch bằng ứng dụng công nghệ nằm trong đề án “Mô hình chợ thí điểm an toàn thực phẩm” của Sở công thương nhằm kiểm soát, truy xuất nguồn gốc thực phẩm. Theo đề án, heo tại chuồng được gắn vòng nhận diện bằng mã vạch, khi ra thị trường sẽ có tem in mã vạch dán trên thịt và người tiêu dùng sẽ kiểm tra thịt sạch hay bẩn bằng ứng dụng smartphone.

Cụ thể, trong quá trình chăn nuôi, heo tại các trại được theo dõi và được cấp giấy chứng nhận thú y điện tử, trong khi mổ thịt, heo đủ tiêu chuẩn sẽ được người kiểm dịch xác nhận bằng cách đóng mộc lên heo. Khi thịt đến chợ, ban quản lý và nhân viên kiểm dịch sẽ dùng máy chuyên dụng để kiểm tra nguồn gốc và chỉ chấp nhận heo có mã xác nhận nhập hàng, số thịt đúng mã được niêm phong trong thùng và giao cho tiểu thương bán. Người bán dùng smartphone kích hoạt “tem tiểu thương” lên tờ in mã vạch, sau đó dán tem có mã vạch lên miếng thịt cân cho khách. Các giải pháp công nghệ hiện đại dự kiến được sử dụng là mã vạch, vòng nhận diện niêm phong bảo vệ, điện toán đám mây, tem điện tử và hệ thống phần mềm quản lý.

Lãnh đạo Hội Công nghệ cao TP HCM cho biết, các con tem đều có mã vạch, áp dụng quy trình in ấn đặc biệt kết hợp với khắc laser nên việc bảo mật rất cao. Hiện tem được đặt hàng ở nước ngoài vì Việt Nam chưa thể sản xuất.

Tem truy xuất nguồn gốc dán lên thịt

Dự án này được Sở Công thương giao cho Hội Công nghệ cao TP HCM thực hiện, đơn vị này đã thiết kế một ứng dụng miễn phí được cài đặt trên điện thoại để soi vào thịt heo nhằm nhận biết nguồn gốc, cách chăm sóc, giết mổ heo như thế nào. Công nghệ này dựa trên nền tảng “Te-card” của châu Âu. Điều đó có nghĩa là sau khi dự án được triển khai, người tiêu dùng có thể sử dụng smartphone có tích hợp ứng dụng này để kiểm tra nguồn gốc và chất lượng thịt heo mọi lúc mọi nơi.

Theo ông Nguyễn Ngọc Hòa – Phó giám đốc Sở Công Thương TP HCM, sau một thời gian nghiên cứu và chuẩn bị, từ ngày 16/12/2016, 346 cơ sở kinh doanh hiện đại đã chính thức áp dụng mô hình bán thịt sạch có truy xuất nguồn gốc. Theo đó, các cơ sở tham gia bao gồm: hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng thực phẩm hiện đại. Hiện hầu hết các siêu thị hiện đại ở TP HCM đã chuẩn bị sẵn sàng, chỉ có Metro và Vinmart là chưa tham gia.

Sau thử nghiệm với thịt heo, TP HCM sẽ triển khai mở rộng ra các mặt hàng như rau, củ quả, … Theo Ông Trần Vĩnh Tuyến – Phó Chủ tịch UBND TP HCM – thành phố sẽ quyết tâm thực hiện dự án mô hình chợ thí điểm an toàn thực phẩm trong giai đoạn 2016–2020. Thành phố muốn loại trừ thịt bẩn, độc hại ra khỏi cuộc sống của người dân.

Nguồn: Báo VnExpress – Thứ Năm, 8/12/2016

Mỗi lĩnh vực kinh doanh sẽ cần một loại máy đọc mã vạch tương ứng. Vì vậy lựa chọn máy đọc mã vạch phù hợp với ngành nghề và mục đích sử dụng mới có thể phát huy tối đa chức năng của máy, đồng thời hỗ trợ công việc một cách hiệu quả nhất.

OPTICON sở hữu các dòng máy quét mã vạch có thiết kế phong phú, từ các máy quét hạng nhẹ đến đầu đọc cầm tay, thiết bị đầu cuối hay các máy quét sử dụng trong ngành công nghiệp sản xuất hoạt động với hiệu suất cao và an toàn, đem lại nhiều tiện ích cho người dùng.

OPTICON là một trong những công ty đầu tiên trên thế giới chuyên sản xuất các máy quét mã vạch chất lượng cao cho thị trường quốc tế. Nhờ có bề dày lịch sử phát triển hơn 40 năm, các loại máy quét mã vạch của OPTICON được tin dùng tại hơn 65 quốc gia thông qua các văn phòng đại diện tại 13 nước.

=====================================================

Để được tư vấn chi tiết về giải pháp toàn diện xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH OPTICON VIỆT NAM

Lầu 3, số 04 Nguyễn Đình Chiểu, Phường Đakao, Quận 1, TP. HCM

Tel: 028 222 88 262

Mail: sales.vn@opticon.com