OEM – Original Equipment Manufacturer, được gọi nhà sản xuất thiết bị nguyên thủy, là những hãng thực sự sản xuất sản phẩm mặc dù sản phẩm đó sau này lại mang nhãn hiệu của hãng khác. Khác với những người buôn bán lại làm tăng giá trị hàng hóa, OEM là những nhà chế tạo, sửa chữa, đóng gói và bán ra thị trường thiết bị phần cứng đó.

OEM liên quan đến 2 thành phần tham gia: nhà cung cấp sản phẩm và công ty sẽ gắn thương hiệu của mình lên sản phẩm đó. Do đó, phải đảm bảo được tiêu chuẩn chất lượng của cả 2 công ty, nhưng quan trọng nhất là đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng của công ty đặt hàng, vì công ty đó sẽ gắn thương hiệu của mình lên sản phẩm. Ví dụ nhà sản xuất máy tính xách tay, mua màn hình touchpad của một công ty khác để gắn vào máy tính của họ. Khi sản phẩm máy tính hoàn tất công ty này sẽ bán sản phẩm là máy tính xách tay dưới tên của họ.

Một doanh nghiệp kinh doanh theo phương thức OEM thực chất là thuê gia công, sau đó bán lại sản phẩm bằng chính thương hiệu của mình. OEM có thể được thực hiện bởi các nhà sản xuất trong nước hoặc có thể thuê gia công ở nước ngoài.

Điểm khác biệt giữa mô hình kinh doanh truyền thống và mô hình OEM là ở khâu sản xuất. Phương thức OEM bỏ qua toàn bộ hoặc một phần công đoạn sản xuất, nên chi phí đầu tư ban đầu của một doanh nghiệp có thể không lớn. Chính đặc điểm này đã tạo cho mô hình OEM nhiều lợi thế. Đó là có thể triển khai nhiều ý tưởng kinh doanh, thử nghiệm với nhiều sản phẩm cùng một lúc, có thể thâm nhập thị trường một cách nhanh nhất.

Mô hình kinh doanh OEM 

Đối với nhà sản xuất, phải đạt được các tiêu chí như năng lực sản xuất cao, giá bán cạnh tranh, môi trường làm việc tốt. Còn đối với doanh nghiệp thực hiện OEM, cần phải nắm được công nghệ, công thức sản phẩm và am hiểu quy trình làm việc.

Làm thương hiệu là điều cần thiết đối với bất kỳ phương thức kinh doanh nào, nhưng ở mô hình OEM, yếu tố này đặc biệt quan trọng. Bởi lẽ, doanh nghiệp không trực tiếp sản xuất ra sản phẩm.

Chìa khóa thứ 2 giúp bảo đảm thành công cho mô hình OEM là xây dựng được hệ thống quản lý chất lượng. Do mô hình OEM là thuê ngoài sản xuất nên chất lượng phụ thuộc vào mức độ uy tín và bề dày kinh nghiệm sản xuất của nhà cung cấp thiết bị gốc. Để xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng tốt, tất cả đều phải được sắp xếp và thực hiện theo quy trình, từ khâu ý tưởng đến triển khai kinh doanh.

Chìa khóa thứ 3 là chọn được nhà sản xuất thích hợp,

Chìa khóa cuối cùng là phải phát triển kinh doanh tốt, tức nắm bắt được thị hiếu người tiêu dùng và thiết lập hệ thống phân phối hiệu quả.

Opticon – Lợi thế OEM

OPTICON là một trong những công ty đầu tiên trên thế giới chuyên sản xuất các máy quét mã vạch chất lượng cao cho thị trường quốc tế. Có trụ sở chính tại Tại Hà Lan, Opticon Sensors Europe BV hoạt động tại Châu Âu, phục vụ các thị trường ở châu Âu, Nam Mỹ, Châu Phi, Úc và Trung Đông … Nhờ có bề dày lịch sử phát triển hơn 40 năm, các loại máy quét mã vạch của OPTICON được tin dùng tại hơn 65 quốc gia thông qua các văn phòng đại diện tại 20 nước.

Tất cả các sản phẩm của OPTICON đều phải trải qua quá trình chế tạo được kiểm soát chặt chẽ từ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ đầu vào, trong quá trình sản xuất cũng như kiểm tra nghiêm ngặt khi xuất kho đảm bảo chất lượng đồng đều trên cả loạt chi tiết được giao đến tay khách hàng

Mọi sản phẩm của chúng tôi đều được kiểm định và đánh giá theo các tiêu chuẩn chất lượng của châu Âu và Nhật Bản.

Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 và 14000 được áp dụng trong toàn nhà máy Ashibetsu tại Nhật Bản là một lời cam kết với khách hàng về chất lượng sản phẩm, cũng như sự thân thiện với môi trường.

OPTICON tự hào đã và đang là đối tác tin cậy của các công ty hàng đầu trong lĩnh vực khách nhau như KLM, Air France, Toshiba, IBM, Panasonic, Fujitsu, Yamaha, Casio, Sharp…

OPTICON sở hữu các dòng máy quét mã vạch có thiết kế phong phú, từ các máy quét hạng nhẹ đến đầu đọc cầm tay, thiết bị đầu cuối hay các máy quét sử dụng trong ngành công nghiệp sản xuất hoạt động với hiệu suất cao và an toàn, đem lại nhiều tiện ích cho người dùng.

Mỗi lĩnh vực kinh doanh sẽ cần một loại máy đọc mã vạch tương ứng. Vì vậy lựa chọn máy đọc mã vạch phù hợp với ngành nghề và mục đích sử dụng mới có thể phát huy tối đa chức năng của máy, đồng thời hỗ trợ công việc một cách hiệu quả nhất.

OPTICON sở hữu các dòng máy quét mã vạch có thiết kế phong phú, từ các máy quét hạng nhẹ đến đầu đọc cầm tay, thiết bị đầu cuối hay các máy quét sử dụng trong ngành công nghiệp sản xuất hoạt động với hiệu suất cao và an toàn, đem lại nhiều tiện ích cho người dùng.

OPTICON là một trong những công ty đầu tiên trên thế giới chuyên sản xuất các máy quét mã vạch chất lượng cao cho thị trường quốc tế. Nhờ có bề dày lịch sử phát triển hơn 40 năm, các loại máy quét mã vạch của OPTICON được tin dùng tại hơn 65 quốc gia thông qua các văn phòng đại diện tại 13 nước.

=====================================================

Để được tư vấn chi tiết về giải pháp toàn diện xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH OPTICON VIỆT NAM

Lầu 3, số 04 Nguyễn Đình Chiểu, Phường Đakao, Quận 1, TP. HCM

Tel: 028 222 88 262

Mail: sales.vn@opticon.com